Bài đăng

Người mắc bệnh gan: Cần ăn uống hợp lý

Hình ảnh
Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa các biện pháp nghỉ ngơi, điều tiết trong làm việc, sinh hoạt thể lực sao cho phù hợp để tăng cường sức lực, chống chọi với bệnh tật và làm cho bệnh mau hồi phục là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Đối với người bệnh viêm gan cấp Trong viêm gan cấp, tế bào gan bị phá hủy nhiều và nhanh chóng, do đó, các hoạt động bình thường của gan bị xáo trộn, thường biểu hiện bằng các triệu chứng như: mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy, nhất là hay bị nôn ói. Khi đó, rất cần một chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, không nhất thiết phải kiêng ăn quá mức mà ngược lại cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: các chất bột, đường dễ hấp thu như: gạo, ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Bệnh nhân thường được khuyên ăn nhiều trái cây ngọt như: chuối, nhưng không có nghĩa là “ăn chuối để chữa bệnh viêm gan” như một số người đã lầm tưởng. Riêng các chất đạm, nên chọn các loại có gi

Những sai lầm khi xử trí bong gân, trật khớp

Hình ảnh
Bong gân là thuật ngữ dân gian nhằm chỉ những tổn thương làm căng giãn, đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng dẫn đến tình trạng mất vững khớp nhưng chưa gây trật khớp. Trật khớp là sự di chuyển bất thường của các đầu xương khiến cho diện tiếp khớp của các đầu xương bị sai lệch. Trật khớp là hậu quả của những chấn thương nặng và thường kèm theo tình trạng tổn thương nặng nề của dây chằng, bao khớp và các cấu trúc xung quanh. Nhận biết thế nào là bong gân, trật khớp Bong gân, trật khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp nhưng thường gặp ở khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu và khớp vai. Bong gân, trật khớp thường là hậu quả của những chấn thương đột ngột, gắng sức do cơ chế chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng khớp gây nên. Hình ảnh trật khớp vai trên phim Xquang. Biểu hiện của bong gân rất thay đổi, tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương. Các triệu chứng của bong gân thường là đau, sưng nề, bầm tím tụ máu vùng khớp, giảm khả năng vận động khớp và chi thể bị tổn thươ

Triệu chứng bé bị sốt xuất huyết

Hình ảnh
Sốt xuất huyết (SXH), sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành quanh năm ở Việt Nam nhưng thường tăng cao từ tháng 6 đến tháng 11. Những triệu chứng phổ biến ở trẻ bị bệnh SXH Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra, phần lớn bệnh nhi có thể tự hồi phục nếu được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, hiện tại cũng còn khoảng 25% số bệnh nhân có biến chứng sốc, xuất huyết tiêu hóa, đặc biệt tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân bị biến chứng sốc là khoảng 2 - 3%. Việc phát hiện sớm bệnh SXH ở trẻ em cần chú ý những dấu hiệu sau đây: - Trẻ em thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2 - 7 ngày, kèm những biểu hiện như đỏ bừng mặt, da sung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Trong một số trường hợp, trẻ có thể kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại virút khác. - Tiếp sau đó, trẻ có thể biểu hiện dấu hiệu xuất

Phát hiện sớm tắc động mạch chi dưới, tránh tàn phế

Hình ảnh
Tắc động mạch chi cấp tính là tình trạng đột ngột thiếu máu chi, đe dọa đến khả năng bảo tồn chi. Đây là bệnh cảnh cấp cứu và nguy hiểm nhất đối với mạch ngoại biên, dễ có nguy cơ cắt cụt chi gây tàn tật, thậm chí tử vong nếu không được điều trị thích hợp. Nguyên nhân của bệnh Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây tắc mạch chi cấp tính, đó là do cục máu đông từ vị trí khác di chuyển gây tắc mạch, do huyết khối hình thành trên các mạch máu bệnh lý có sẵn và do chấn thương mạch máu. Nhóm nguyên nhân do cục máu đông di chuyển từ vị trí khác gây tắc mạch hay gặp nhất trong bệnh tim mạch (90% các trường hợp), chủ yếu do loạn nhịp tim (như rung nhĩ), nhồi máu cơ tim, bệnh lý van tim (vôi hóa van tim, cục sùi trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn...) hay các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như phình vách liên thất, u nhầy nhĩ trái... Ngoài nguyên nhân do bệnh tim mạch, chúng ta còn gặp khoảng 10% do các bệnh lý của động mạch như mảng xơ vữa bị loét, các phình động mạch (như phình động mạch chủ bụng, phì

Mách mẹ bí quyết chọn thuốc ho cho trẻ

Hình ảnh
Bé trai 3 tuổi nhà chị L. (quận 3, TP HCM) thường xuyên đau ốm do sinh nhẹ cân. Hễ thời tiết thay đổi, bé lại húng hắng ho và nghẹt mũi, có khi sốt. Lo lắng cho sức khỏe của con, chị L. đưa con khám ở nhiều nơi để tham khảo. Tuy nhiên, chị được kê toa và giới thiệu nhiều loại thuốc ho khác nhau khiến chị bối rối. Ảnh minh hoạ Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội – Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viên Nhi Trung ương cho biết: lựa chọn thuốc ho cho trẻ cần quan tâm đến các yếu tố dưới đây. Tính hiệu quả và an toàn Đây là hai yếu tố quan trọng giúp bác sĩ kê toa và bệnh nhân quyết định sử dụng thuốc. Đối với trẻ nhỏ, tính an toàn cần được đặt lên hàng đầu. Thuốc ho được chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm phù hợp cho độ tuổi nhất định. Chẳng hạn như nhóm thuốc làm dịu cơn ho chứa hoạt chất codein, dextromethorphan... Hoạt chất dextromethorphan không dùng cho bé dưới 2 tuổi, codein không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amiđan hoặc

Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi

Hình ảnh
Con tôi được 10 tháng tuổi. Thời gian vừa rồi cháu bị ốm nên chưa tiêm phòng bệnh sởi. Trong xóm nhà tôi mới có một cháu mắc sởi nên tôi lo lắng vì bệnh này rất dễ lây. Xin bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh sởi và cách chăm sóc như thế nào? Nông Thị Mai (Bắc Kạn) Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh sởi có thể gây nhiều biến chứng. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường là sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5oC - 40oC, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp. Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Sau đó lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Phát ban kéo dài vài ngày sau đó mất dần. Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng trong hoặc sau khi mắc bệnh sởi như: Viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm kết mạc mắt, viêm cơ tim, viêm loét niêm mạc má, miệng;… Do đó khi trẻ c

Ngừa thừa cân béo phì tuổi học đường

Hình ảnh
Đúng là những đứa trẻ TCBP có thể chưa mắc ngay những căn bệnh do chứng béo phì gây ra như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ... nhưng chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Không những thế, TCBP ở trẻ tiểu học làm ngừng tăng trưởng sớm, hay mắc bệnh và kém thông minh. Dinh dưỡng cân bằng rất quan trọng Tuổi học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, trí tuệ, thể lực của trẻ sau này. Đây cũng là giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh dưỡng chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì. Ở mỗi giai đoạn trong đời người, dinh dưỡng có sự khác biệt đáng kể. Giai đoạn học đường là giai đoạn quan trọng về dinh dưỡng. Không phải khi lớn lên tất cả những trẻ béo phì sẽ là những người lớn béo phì. Nhưng theo kết quả một cuộc nghiên cứu những người béo ở độ tuổi 26 là những đứa trẻ mập ở tuổi lên 7 nhiều gấp 3,9 lần; người béo ở độ tuổi 30 là những đứa trẻ mập ở độ tuổi 10-13 nhiều gấp 6,7 lần. Trẻ em khác với người tr